Phẫu thuật nâng mũi Tư vấn thẩm mỹ nâng mũi Nâng mũi bằng sụn nhân tạo có an toàn không?

Nâng mũi bằng sụn nhân tạo có an toàn không?

Câu hỏi:

Bạn Trương ở Hà Giang có hỏi:

Chào bác sĩ, năm nay em 28 tuổi. Em đang có ý định làm phẫu thuật nâng mũi. Em nghe nói nâng mũi là cấy ghép sụn nhân tạo vào trong khoang mũi, giúp mũi cao và thẳng hơn. Tuy nhiên, em băn khoăn một điều là nâng mũi bằng sụn nhân tạo có an toàn không? Liệu sụn có gây kích ứng gì tới mũi không? Và có gây ra cá triệu chứng gì nữa không ạ? Em xin cảm ơn.

 

 

Trả lời:

Chào bạn Trương, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, sau đây chúng tôi xin giải đấp thắc mắc của bạn như sau:

Nâng mũi bằng sụn nhân tạo là công nghệ nâng mũi đã có từ khá lâu. Bản chất của công nghệ phẫu thuật này là cấy ghép sụn nhân tạo vào vùng khoang mũi, giúp nâng cao mũi. Sụn nhân tạo có thể cấy ghép vào hai vị trí cơ bản trên vùng mũi là vùng đầu mũi và vùng sống mũi. Thông thường, cấy ghép sụn nhân tạo mang lại hiệu quả nâng mũi cao, sống mũi cao, thẳng, đầu mũi cao hơn, thu nhỏ và cân đối với khuôn mặt. Hai cánh mũi được thu nhỏ tạo với chân mũi hình chữ A, Hai lỗ mũi nhỏ hơn và chuyển từ hình tròn sang hình dáng hạt chanh.

Tuy nhiên, nếu chỉ dùng sụn nhân tạo, sau một thời gian cấy ghép, chúng sẽ gây ra không ít phiền phức cho bạn. Do da mũi khá mỏng và nhạy cảm nên kho cấy ghép, sự ma sát của sụn nhân tạo lên vùng da mũi, đặc biệt là vùng đầu mũi khiến mũi đổ dầu và bóng đỏ, thậm chí có thể bị bục da mũi da những va đập mạnh. Sống mũi nhân tạo lâu ngày thường sẽ lộ sống, sụt sống hoặc bị biến dạng, gây mất thẩm mĩ và khó chịu cho bạn.

 

Nâng mũi bằng sụn nhân tạo có an toàn không 2

Kết hợp sụn nhân tạo trong phẫu thuật đảm bảo nâng mũi an toàn

 

Vì vậy, dễ hiểu khi  bạn lo lắng là nâng mũi bằng sụn nhân tạo có an toàn không? Nhưng hiện nay thì bạn có thể yên tâm về độ an toàn của cấy ghép sụn nhân tạo trong công nghệ nâng mũi. Đại đa số các cuộc phẫu thuật nâng mũi hiện nay đều có sự kết hợp giữa sụn nhân tạo với sụn tự thân. Sụn tự thân được lấy từ sụn vành tai hoặc sụn sườn sẽ được gắn với sụn nhân tạo rồi bọc vào đầu mũi. Sụn tự thân có chức năng như một loại keo kết đính đảm bảo cố định phần sống mũi nhân tạo, đồng thời như một bệ đỡ để sụn nhân tạo không va chạm vào phần da đầu mũi, tránh hoàn toàn các hiện tượng do sụn nhân tạo gây ra ở trên.

Tất nhiên, sau khi làm phẫu thuật nâng mũi, bạn vẫn nên cẩn thận với vùng mũi phẫu thuật, Tránh tối đa những va đập lên mũi để không ảnh hưởng tới sụn cấy ghép nhé. Các phương pháp nâng mũi được áp dụng nhiều hiện nay là nâng mũi bọc sụn, nâng mũi Hàn Quốc nâng mũi s-line. Chúc bạn lựa chọn cho mình một phương pháp nâng mũi phù hợp và na toàn nhé.