– Không cắt cánh mũi hình chêm ở phía ngoài, vì kỹ thuật này để lại vết sẹo có thể dễ dàng nhận thấy, ngoài ra khách hàng sau phẫu thuật cắt cánh theo đường này khi cười sẽ thiếu độ phồng tự nhiên của cánh mũi, tệ hơn sẽ bị bẹp xuống trông không tự nhiên.
– Hạn chế tối đa những đường phẫu thuật nâng mũi Hàn Quốc mở, có nghĩa đường rạch da sẽ nằm ở trụ mũi, sau phẫu thuật đường sẹo này chỉ mờ đi sau hơn 1 năm, do vậy các nhà phẫu thuật hạn chế đường rạch này.
– Hai lỗ mũi sau mổ phải có hình hạt chanh, để có được hình thái này cần những thủ thuật tinh tế và tay nghề cao.
– Sóng mũi sau đặt vật liệu không được nổi rõ 2 đường gờ chạy 2 bên sóng mũi, việc sử dụng chất liệu ghép nhân tạo dễ dàng bị vướng vào lỗi này nếu chất liệu không mềm mại và kỹ thuật gọt sóng không khéo léo, ngoài ra bác sĩ phải tuyệt đối tuân thủ đặt chất liệu dưới lớp màng xương chứ không được đặt dưới da ( cấu trúc giải phẫu của tháp mũi tính từ trên xuống lớp dưới bao gồm: da-màng xương-xương tháp mũi).
– Trụ mũi: đây là cấu trúc giải phẫu nâng mũi Hàn Quốc khó nhất trong can thiệp phẫu thuật, việc đặt sóng mũi bằng vật liệu nhân tạo thông thường không khắc phục được khuyết điểm trụ mũi quá ngắn, nếu sóng mũi cao lên thì trụ mũi cũng được kéo lên 1 phần, tuy nhiên sẽ không có tỷ lệ tự nhiên với 2 lỗ mũi, do đó muốn có được chiếc mũi như ý thì phải khắc phục chiều cao của trụ mũi, kỹ thuật nâng mũi Hàn Quốc sử dụng vật liệu tự thân để nâng cao trụ mũi như sụn vách ngăn mũi, sụn vành tai.
– Chóp mũi: gần như các bác sĩ Hàn Quốc ít sử dụng vật liệu nhân tạo để tạo hình chóp mũi, vì đối với đa số phụ nữ có phần da ở chóp mũi mỏng, do vậy các bác sĩ Hàn Quốc thường sử dụng sụn vành tai để tái tạo đầu chóp mũi tránh bị bóng đỏ lộ sóng nhân tạo, đồng thời việc sử dụng vật liệu tự thân như sụn sườn dễ dàng kéo dài mũi và tạo được chóp mũi có hình cánh cung trông như mũi thật.